Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Tìm hiểu lễ cúng trỉa lúa đặc sắc của người Brâu

Lễ cúng trỉa lúa là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Brâu ở Kon Tum, một dân tộc ít người hiện nay vẫn còn giữ hình thức canh tác truyền thống chọc lỗ, tra hạt. Đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột giá rẻ của hãng Vietjetair sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho những khách du lịch ưa thích khám phá mảnh đất này

Với người Brâu, lễ cúng trỉa lúa là một sự kiện trọng đại của cả làng hay một nhóm gia đình và cũng có thể tổ chức theo từng gia đình. Trước khi bắt đầu xuống giống, cả làng thường tập trung tổ chức lễ hội, ăn mừng trong suốt 2 ngày 2 đêm để bà con chuẩn bị lên nương tra hạt. Lễ hội ăn mừng cũng là thể hiện niềm vui và ước mong sẽ được một mùa bội thu, nhà nhà ấm no


Bao năm nay, người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vẫn giữ nguyên những nét đẹp trong lễ cúng trỉa lúa với hình thức canh tác chọc lỗ, tra hạt. Đây là một lễ hội trọng đại trong năm, để cầu xin thần linh ban cho cuộc sống ấm no, mùa màng tốt tươi, con chim, con chuột không phá hoại cây lúa, cây ngô của dân làng

Trước khi diễn ra lễ hội, dân làng phải chuẩn bị những đồ lễ gồm có: 2 vò rượu cần, thịt gà, thịt heo, thịt dê, cơm lam và 1 tô tiết, quan trọng nhất trong mâm lễ bắt buộc phải có một túi đựng tất cả những hạt giống để gieo trồng trong năm, mỗi loại 1 nắm tay, trộn vào nhau để cúng thần linh

Bắt đầu buổi lễ, già làng lấy tiết của những con vật cúng thần đã chuẩn bị trong mâm lễ để tưới lên những hạt giống đã được chuẩn bị trước và trộn chung lại với nhau. Số tiết còn lại, già làng bôi lên chiêng tha, mời tha ăn và khấn rằng: “Đây là máu, là tim của vật cúng được dân làng chúng tôi dâng lên các vị thần...

Dân làng dâng lên các vị thần những con vật đẹp nhất, thức ăn ngon nhất, rượu cũng ngon nhất, xin thần hãy chấp nhận lời khấn của dân làng mà thương ban cho bà con dân làng trỉa lúa không bị kiến tha, không bị chim chuột ăn, trồng mì thì được tốt tươi nhiều củ, trồng gì được nấy, không bị thú rừng phá hoại


Trong lễ trỉa lúa cũng như các lễ hội khác, thủ tục cúng chiêng tha và mời tha ăn là quan trọng nhất vì người Brâu cho rằng chiêng tha không chỉ là nhạc khí mà còn là thần linh, là tổ tiên của họ. Chiêng tha chỉ gồm chiêng vợ và chiêng chồng, là biểu tượng tinh thần, quyền lực tối ưu trong đời sống cộng đồng.

Đó là vật chủ thông linh giữa thế giới thần linh và con người, nó có chức năng phán truyền vì vậy chiêng luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong lúc cúng lễ. Điều đặc biệt là trong nghi lễ này, khi già làng chưa cúng xong xuôi thì các thành viên không được ăn bất cứ thứ gì vì họ tin rằng nếu ăn vặt trong khi đang cúng sẽ bị chim chóc và thú rừng phá hoại mùa màng


Sau khi mời chiêng tha ăn xong là đến phần khấn quanh mâm lễ và thụ lộc, già làng sẽ ngồi trước 2 vò rượu và cúng, mời các thần linh hãy về hưởng rượu ngon, thịt ngon để ban cho dân làng có đủ lúa ăn trong cả năm...Để có chuyến đi du lịch an toàn và chất lượng với giá vé siêu rẻ các bạn lên tham khảo qua lịch bay Vietjetair, giờ bay Vietjetair mà V&V Booking cung cấp nhé

Cả làng và tất cả các khách đến tham dự lễ hội cùng nhau thụ lộc, giao lưu nhảy múa, biểu diễn cồng chiêng vui vẻ. Lễ hội càng đông người càng tốt vì người Brâu cho rằng, trong ngày lễ trỉa lúa xuống giống này, nếu mời được khách đến càng đông thì càng có nhiều may mắn những người khách này chính là người được giàng phái tới và điều này đem lại cho họ vụ mùa tốt tươi, bội thu như mong muốn

Đây không chỉ là dịp ăn mừng của đồng bào, lễ cúng trỉa lúa cũng đồng thời góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đồng dân tộc Brâu, thể hiện khát vọng vươn lên làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên

Nguồn: Vietjetair - V&V Booking

Độc đáo lễ hội Mơ Nhum Ha Ma của dân tộc Churu

Lễ hội Mơ Nhum Ha Ma hay còn gọi là lễ cúng ruộng của người Churu ở xã Tà Năng, huyện Đức Trọng là một sinh hoạt văn hóa truyền thống mang tính cộng đồng cao do các buôn làng chủ động tổ chức mở hội và hành lễ. Ai muốn tìm hiểu về lễ hội thì nhanh tay đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột giá rẻ của chúng tôi nhé

Là một cư dân nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa nước, cuộc sống của người Churu trước đây phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, công cụ lao động thô sơ khiến họ gặp không ít khó khăn, từ đó nảy sinh tư tưởng thờ cúng thần linh


Họ cầu mong các siêu linh phù hộ, che chở cho cuộc sống được yên lành, mùa màng bội thu. Người Churu thờ các vị thần sau:

*  Thần lúa (Yàng Bdai)

*  Thần đập nước (Yàng Bơ Mung)

*  Thần nhà (Yàng ASắK)

Họ cho rằng các vị thần có ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng và việc tiến hành các nghi lễ nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt

Mơ nhum ha ma là lễ hội lớn nhất tổ chức khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất trong năm. Đối với người Churu ở xã Tà Năng, huyện Đức Trọng thì không phải gia đình nào cũng tổ chức lễ Mơ nhum ha ma hàng năm, mà phải được thầy cúng làm lễ hỏi thần linh cho phép gia đình nào thì gia đình đó mới được tổ chức


Người Churu tin rằng nếu không làm theo ý của thần linh thì dân làng sẽ bị phạt và gia đình sẽ gặp họa. Đây là một lễ hội lớn của người Churu nhằm mục đích tạ ơn thần linh, cầu an cho gia đình, dòng tộc và cả cộng đồng mong muốn mùa màng bội thu

Về thời gian tổ chức lễ hội Mơ nhum ha ma không cố định mà tuyệt đối phải được sự mách bảo của thần linh qua lời thầy cúng. Thường thì từ 10 đến 15 năm mới tổ chức một lần. Có gia đình đến 30 năm mới tổ chức. Lễ vật cũng không hoàn toàn giống nhau. Có gia đình thần đòi trâu đen nhưng cũng có gia đình thần trâu trắng. Thời điểm diễn ra vào khoảng tháng 2 tháng 3 dương lịch trong năm, sau khi mùa màng đã thu hoạch xong

Ngày nay, trong nông nghiệp do áp dụng trồng giống lúa ngắn ngày nên thường thu hoạch vào cuối tháng 11 đầu tháng 12, vì thế lễ hội thường tổ chức vào tháng 12 dương lịch trong 3 ngày 3 đêm. Để có được những lịch trình bay an toàn và chất lượng các bạn có thể tham khảo thêm: Phòng vé máy bay tại Đà NẵngPhòng vé máy bay tại Sài Gòn của hãng Vietjetair cung cấp nhé


Sau khi lúa thu hoạch xong, chủ ruộng đã được thầy cúng báo trước là phải cúng Mơ nhum ha ma. Trước ngày lễ chính khoảng 20 ngày, gia đình bày một lễ vật gồm: 1 con gà, 2 nhánh chuối, 2 quả trứng gà, 1 chai rượu trắng cúng tại nhà chủ ruộng với nội dung thông báo đến các thần linh ngày nào sẽ làm lễ cúng chính thức để thần linh không được đi đâu xa và cầu cho con cái trong thời gian này được khỏe chân, khỏe tay, được an toàn không bị tai nạn để chuẩn bị lễ cho thật tốt, đồng thời sẽ báo trước gia chủ phải cúng loại trâu to hay nhỏ, rượu bao nhiêu, gà bao nhiêu. Sau đó chủ ruộng phân công người đi vào rừng chặt cây cóc, lồ ô để làm cột gưng và cây nêu, phân công người dọn vệ sinh, phát quang đường ra ruộng, đào giếng lấy nước ở ruộng, mua sắm lễ vật

Lễ hội Mơ Nhum Ha Ma ngày nay được tổ chức vui tươi, dân dã, đoàn kết, tiết kiệm; không quá cầu kỳ và lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới lấn lướt văn hóa truyền thống, các hủ tục lạc hậu không phù hợp với nếp sống văn hóa mới đã được loại trừ. Nó thực sự là một nét đẹp văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Churu ở Lâm Đồng các bạn ạ

Mau mau đến với V&V Booking để có cơ hội sở hữu những tấm vé máy bay giá rẻ chính hãng để vi vu khám phá những lễ hội, tục lệ độc đáo của đồng bào nơi đây
Nguồn: Vietjetair

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Đồng bào M'Nông với chiếc kèn thiêng Rlet độc đáo

Đối với đồng bào dân tộc MNông, thì chiếc kèn thiêng Rlet là 1 trong 3 vị thần chi phối toàn bộ cuộc sống vật chất, sức khoẻ, trí tuệ cũng như công việc làm ăn của buôn làng nơi đây. Chính vì vậy, chiếc kèn thiêng này ở nơi đây rất được tôn thờ và bảo vệ. Vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ của chúng tôi sẽ đưa các bạn đến với mảnh đất Tây Nguyên để khám phá nhé

Từ ngàn đời nay, trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào MNông ở Tây Nguyên, chiếc kèn Rlet được coi như “cầu nối” giữa người trần và thế giới thần linh các bạn ạ


Khi tiếng chiếc kèn thiêng Rlet vang lên tức là thần lúa được gọi về và thần dây rừng cũng xuất hiện để giúp đuổi cái ma xấu, quỷ dữ ra khỏi cộng đồng. Chính bởi vậy trong tất cả các lễ cúng lớn, kèn Rlet luôn là biểu tượng trung tâm

Cách làm Rlet không phức tạp nhưng không phải gia đình nào trong buôn thích là có thể làm. Kèn Rlet chỉ được phép làm khi tự nhiên trong nhà gặp phải những sự cố đặc biệt như: Có người ốm đau triền miên chữa mãi không khỏi, thú rừng vào phá rẫy hoặc gia đình mong muốn gọi được thần lúa xuống độ trì vì liên tiếp nhiều vụ mất mùa

Với trường hợp làm Rlet để xua đuổi tà khí ra khỏi nương rẫy, ma xấu ra khỏi mái nhà giúp cho người thân nhanh lành bệnh thì kèn phải được giữ cẩn thận và phải được thổi thường xuyên từ vài tháng đến cả năm, khi nào thực hiện được lễ mổ trâu hoặc bò để tạ thần thì mới cất kèn lên ban thờ, không dùng nữa

Ngày làm kèn Rlet, gia chủ phải mời những bậc cao niên trong bản để họ cử một số thanh niên đến giúp việc chuẩn bị cho việc sắp lễ. Kèn Rlet bao gồm một ống nứa nhỏ đường kính chừng 1,5 – 1,8cm, dài khoảng 35cm, cắm xuyên qua vỏ một quả bầu khô


Đoạn ống nứa nằm trong thân bầu có một lỗ nhỏ; gắn một lưỡi gà làm bộ phận phát âm; đầu kia của ống nứa được cắm ngang qua một ống nứa lớn có đường kính khoảng 5cm, dài từ 15 – 20cm, đáy ống có mắt nứa bịt kín, đầu trên vát nhọn. Khi thổi kèn thiêng, người ta đổ nước vào ống này để luồng hơi thổi phải qua ống nước mới ra ngoài, khiến âm thanh của Rlet trở nên trong và ấm hơn. Hãy đến với V&V Booking là lựa chọn cho mình những lịch trình bay, giờ bay Hà Nội Đà Nẵng một cách nhanh nhất và chất lượng nhất để vi vu khám phá Đà Nẵng xinh đẹp nhé

Ống của Rlet bao giờ cũng được khoét 3 lỗ, khi thổi kèn, nghệ nhân tuần tự gác lỗ, kèn Rlet sẽ cho 3 âm thanh có âm vực cách xa nhau tạo thành một bản phối tương hợp với âm sắc của 3 chiếc chiêng dẹt MNông.

Dưới những mái nhà sàn của đồng bào MNông, chiếc kèn thiêng Rlet giữ một vị trí trang trọng trên ban thờ, được nhắc tên trong lời khấn mỗi khi trong gia đình làm lễ cúng tổ tiên

Nguồn: http://vemaybaydihaiphonggiacucre.blogspot.com/

Khám phá tục lập mộ nổi ghê rợn của người Chu Ru

Người Chu Ru ở huyện Đơn Dương có một tập tục lạ lùng, được lưu truyền từ ngàn đời, đó là tục lập mộ nổi rất ghê rợn nhưng đây lại là một tục lệ độc đáo mà những du khách ưu thích khám phá mảnh đất Tây Nguyên rất thích và họ vô tư không ngần ngại đặt cho mình vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột để lên nơi đây tìm hiểu

Trong những ngôi nhà nhỏ mái tranh rộng khoảng 9 -12 m2 rêu mốc, bên trong có hơn chục chiếc quan tài chồng chất lên nhau, nhiều cái hòm ván bị mục nát, lộ sọ người trắng hếu đã ám ảnh cộng đồng người Chu Ru nói riêng và các dân tộc khác sinh sống dưới cao nguyên Langbiang


Tục lệ lập mộ nổi của người Chu Ru luôn làm những du khách cảm thấy tò mò muốn khám phá

Trong chuyến lên Tây Nguyên, chúng tôi có dịp đến thăm các buôn làng của người Chu Ru tại huyện Đơn Dương. Tại đây, chúng tôi được các già làng kể chuyện về tập tục lập mộ nổi, thay vì chôn người chết xuống đất như nhiều tộc người khác.

Đối với người Chu Ru, mỗi dòng họ sẽ có một huyệt mộ riêng. Khi trong họ hàng có người chết, người Chu Ru đưa quan tài vào huyệt mộ để đó rồi ra về. Mỗi huyệt mộ như thế phải chứa ít nhất 10 quan tài”

Trong vòng một tháng, làng có tới hai, ba đám ma coi như là một điều đáng sợ. Bởi thi hài trong quan tài cũ chưa thối rữa hết, lại có thêm một quan tài mới, nên khi đi vào những ngôi nhà mồ chỉ ngửi thấy mùi xác thối rữa

Người Chu Ru quan niệm rằng, người chết đi, nhưng linh hồn vẫn còn sống và ở thế giới bên kia. Nên trong vòng một tháng kể từ khi người chết được đưa vào huyệt mộ coi như chẳng ai dám đi ngang qua các ngôi nhà mồ. Một số gia đình có vườn, rẫy gần nhà mồ cũng không dám dựng lều ở. Tối đến, nhiều người trong làng cả tháng trời không dám bước chân ra khỏi cửa, vì họ nghĩ, ra ngoài, linh hồn người chết sẽ theo về tận nhà


Già làng Ya Phú cho biết, theo tục lệ của người Chu Ru, người chết được chôn cất trong một nhà mồ chôn tập thể có mái che bằng lá tranh, huyệt mộ chôn chồng chất lên nhau, có thay đổi vị trí huyệt đào cho một người chết, không nằm ngoài khuôn viên nhà mồ hình vuông, có diện tích khoảng trên dưới 16 m2. Người có vị thế, tức là có vai vế lớn như ông bà cha mẹ, thì sẽ đào huyệt chôn về phía mặt trời mọc. Hai bên hông dành cho con cháu, người tôi tớ thì đào huyệt chôn nằm về phía mặt trời lặn

Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi được biết, mỗi một dòng họ có một nhà mồ nên người Chu Ru thường chôn chung nhiều người trong một huyệt mộ. Khi mộ chung đã có nhiều mộ hì tổ chức lễ bỏ mả. Với lịch bay Hà Nội Đà Nẵng chính hãng giá rẻ chất lượng của V&V Booking cung cấp sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội khám phá TP Đà Nẵng một cách chọn vẹn nhất

Lễ “bỏ mả” của người Chu Ru được tổ chức với qui mô lớn, có hàng trăm người tham gia và phô diễn hầu hết những sản phẩm văn hóa – nghệ thuật đặc sắc nhất. Mỗi khi gia đình nào làm lễ thì hầu như cả buôn tạm ngưng chuyện đi rẫy, đi rừng để giúp dựng nhà mồ, cột thờ; điêu khắc tượng và vẽ các hoa văn truyền thống.

Ở nơi đây còn rất nhiều tục lệ oái ăm lắm các bạn ạ, nếu muốn khám phá được hết trọn vẹn những tục lệ này với vé máy bay giá rẻ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé - V&V Booking sẽ luôn đồng hành cùng bạn

Nguồn: http://vemaybaydihaiphonggiacucre.blogspot.com/

Tìm hiểu về cơ giới hóa trong việc phá dỡ công trình xây dựng

Với nền khoa học ngày càng phát triển thì con người cũng đã phát minh ra vô số thiết bị để thay thế một phần hoặc toàn bộ sức lao động của con người, giúp chúng ta tránh được rủi ro trong công việc cũng như tăng đáng kể chất lượng của sản phẩm. Vì lí do này, V&V Group sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về cơ giới hóa trong việc phá dỡ công trình xây dựng, san lấp mặt bằng tại Đồng Nai và các tỉnh thành khác nhé

1. Những ưu điểm khi cơ giới hóa trong phá dỡ công trình

*  Thời gian thi công được rút ngắn đáng kể trong khi thi công phá dỡ công trình xây dựng cũ

*  Có thể thi công những công trình lớn, có độ khó cao vì vậy nếu áp dụng cơ giới hóa trong phá dỡ công trình sẽ giúp các dự án lớn đạt tiến độ đề ra


*  Hiệu quả công việc được tăng đáng kể vì vậy có thể giảm chi phí phá dỡ trên một đơn vị diện tích nhất định. Khi khối lượng công việc càng lớn thì chi phí lại càng giảm

*  Giúp tăng tính an toàn cho người thi công khi không phải trực tiếp trên những khu vực cao và nguy hiểm

2.  Phạm vi ứng dụng hiệu quả:

*  Các công trình đập thủy lợi, bờ kè, mương, hoặc các đế trụ cầu bê tông cốt thép

*  Các tòa nhà cao tầng, khu chung cư cũ có đủ không gian để xe cơ giới thi công




3.  Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thiết bị phá dỡ công trình:

*  Điều kiện kinh tế, năng lực tài chính của nhà thầu thi công phá dỡ công trình

*  Mặt bằng thi công: có cho phép các thiết bị cơ giới vào thi công an toàn và hiệu quả hay không

*  Yếu tố con người: lựa chọn thiết bị phải đảm bảo có người vận hành tốt thiết bị, có người đảm trách chức năng về kỹ thuật cho đơn vị thi công

*  Giá thành thiết bị: việc lựa chọn thiết bị cơ giới một phần phụ thuộc vào chất lượng nhưng phần quan trọng không kém đó là giá thành của nó

*  Phụ tùng: việc lựa chọn chủng loại có nhiều phụ tùng thay thế sẽ là một lợi thế rất cần thiết để đơn vị lựa chọn cho việc tháo dỡ công trình



4.  Tình hình áp dụng thiết bị cơ giới ở Việt Nam:

Ở Việt Nam những năm gần đây đã thấy sự lớn mạnh rõ rệt của các nhà thầu phá dỡ, những thiết bị cơ giới không thiếu trong bãi xe của các đơn vị này. Nhưng không phải công ty phá dỡ nào cũng có đủ khả năng để đầu tư dàn trãi, vì vậy khi gặp những công trình lớn họ thường hợp tác với các đơn vị cho thuê xe cơ giới

Nguồn: http://sanlapcongtrinh.vn/

Tìm hiểu về loại Robot phá dỡ công trình

Robot phá dỡ công trình là một trong những phát minh nổi tiếng của những nhà khoa học nước ngoài, nó đã giúp ích rất nhiều trong công việc san lấp. Hi vọng tương lai không xa, V&V Group sẽ đầu tư để mua loại robot này để san lấp mặt bằng tại Đồng Nai và nhiều tỉnh thành khác

Như để khẳng định thêm tính chất chuyên môn cao trong lĩnh vực phá dỡ công trình bằng robot, thời gian trước có rất ít các nhà sản xuất quan tâm đến lĩnh vực này nhưng thời gian gần đây, nhờ có sự thâm nhập thị trường của Avant Tecno đã tăng lượng thu hút số lượng nhà cung cấp thêm 20% so với cùng kỳ năm 2012


Robot phá dỡ công trình được sản xuất để làm việc trong một số môi trường khó khăn nhất, những nơi mà con người không thể thi công được vì lý do an toàn và sức khỏe cho người lao động. Với robot này có thể đảm bảo được các yêu cầu: sức mạnh, độ tin cậy, thời gian hoạt động, tiến độ công việc…

Không thể phủ nhận, các công ty Brokk Thụy Điển là người tiên phong trong thị trường robot phá dỡ công trình. Công ty sử dụng chương trình thương mại Bauma gần đây tung ra hai mẫu xe mới – 400D động cơ diesel sẽ dần thay thế các mô hình 330 giao hàng bắt đầu vào tháng Tám và một mô hình 60 mới sẽ bắt đầu được phân phối vào tháng Chín và thay thế các Brokk 50.Những sản phẩm này khi vào thị trường Việt Nam sẽ rất được chú ý và sẽ giảm được thời gian thi công cũng như chất lượng của hoạt động khoan cắt, phá dỡ


Các loại robot 400D đã được thiết kế để thực hiện các chức năng nặng hơn so với robot 330, giống như máy cắt SB 552 và máy nghiền CC700, và được thiết kế cho các ứng dụng trong các ngành công nghiệp khai thác mỏ và đường hầm. Nó có tầm với 7 m (23 ft) và chỉ lớn hơn 100 mm (4) so với người tiền nhiệm của nó.

Theo các thông tin cung cấp từ công ty Brokk Thụy Điển, với loại robot này nó hoạt động nhanh hơn và được cài đặt thêm nhiều tính năng để cho nâng cao năng suất, với một tốc độ theo dõi thử nghiệm tăng 60% so với 330 trong cùng phạm vi hoạt động. Cải tiến Robot 400D để sử dụng trong các ứng dụng thực tế yêu cầu khoảng cách đi lại xa. Một hệ thống điều khiển mới cũng đã được trang bị cho phép chuyển động nhanh chóng, chính xác để phá dỡ công trình chính xác và các nhiệm vụ phức tạp khác

Với máy móc thiết bị hiện đại, V&V Group sẽ làm hài lòng những khách hàng sử dụng những dịch vụ của chúng tôi cung cấp

Nguồn: http://sanlapcongtrinh.vn/

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Ngon miệng với đặc sản Cá Bống Kho Riềng ở Đăk Lăk

Đến với Đăk Lăk bạn không chỉ được ngắm thắng cảnh của một vùng rừng mà bạn còn được thưởng thức những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc cùng những món ăn dân dã mang đậm hương vị của núi rừng Tây Nguyên như món Cá bống kho riềng các bạn ạ. Món này vừa ngon vừa hấp dẫn lắm, sắm vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ của V&V Booking nào

Ðến với Đăklăk là đến với những cánh rừng đại ngàn cùng những đồi, núi, dốc đèo chập chùng, vẻ hùng vĩ uy nghi của nó đã làm nhiều người mới đến lần đầu cảm thấy ớn lạnh. Nhiều người lầm tưởng nơi đây quanh năm suốt tháng người dân chỉ biết ăn cá khô từ các tỉnh đồng bằng mang lên


Cá được mang lên, còn tươi nhảy lao xao, con nào con ấy bé tròn, họ xả cho sạch nhớt trên mình và bỏ vào ít muối ướp cho cứng lại, sau đó đi đào lấy ít riềng rửa sạch giã nhỏ. Bây giờ chỉ còn việc bắc chảo cho nóng, và cho vào đó ít dầu ăn, hay mỡ đun cho sôi lên, cho cá vào chiên vàng, đổ riềng đã chuẩn bị sẵn. Mùi riềng, mùi cá bốc lên thơm ngào ngạt…

Đặc sản cá bống thác kho riềng là một món ăn có tính truyền thống của người dân tộc nơi đây. Cá bống là loại rất phổ biến, nó sống trong các kênh rạch, ao hồ, sông suối nơi đâu cũng có, nhưng cá bống Tây Nguyên thì lại khác, nó sống ngay trong dòng thác đổ

Các con thác Tây Nguyên ngày đêm gầm rú hòa vào âm sắc của núi rừng Tây Nguyên đại ngàn những bản hòa tấu vang động. Trong dòng thác đó tưởng như không còn loài sinh vật nào có thể sống được. Vậy mà cũng Åcó loài chỉ sống nơi những ngọn thác đổ ào ào, đó là cá bống thác. Loại cá này chỉ thích nghi với môi trường nước đổ từ cao xuống, mình bé và trắng, thân tròn săn chắc như ngón tay. Nó không sống được nơi nước lặng có bùn như loại bống mủn, bống mít dưới đồng bằng


Tháng ba nắng gió Tây Nguyên gắt gao hơn, các con thác vơi nước bớt đi vẻ oai hùng thì cũng là lúc các cư dân người dân tộc thiểu số nơi đây bắt đầu công việc dọn nương để chuẩn bị mùa rẫy mới. Hành trang trên đường đi rẫy, họ chỉ cần ít gạo và dụng cụ nấu ăn, còn thức ăn sẽ đi xuống những thác nước lấy rổ luồn vào khe đá những chỗ nước chảy xiết để bắt loại cá này. Thật tự hào với thương hiệu nổi tiếng của V&V Booking luôn cung cấp những lịch trình bay, giờ bay Sài Gòn Hà Nội uy tín chất lượng nhất đến tay quý khách hàng

Mùi thơm của cá bống thác kho riềng bốc lên thơm ngào ngạt làm cồn cào cái dạ dầy mà suốt sáng tới giờ nó đã phải làm cái việc chuyển hóa năng lượng, nhắc nhủ họ tìm đến những gốc cây kơnia gần đó để dùng bữa trưa đạm bạc mà thanh nhã. Cơm gạo lúa rẫy chín tới, cá bống thác kho riềng vừa xong, mùi hương của cơm, của cá quyện vào nhau thơm đến lạ lùng, chỉ núi, rừng Tây Nguyên mới có được

Những chén cơm gắp con cá, và vào miệng cá bống thác giòn tan, thấm vị giác, mùi thoảng lên khứu giác thật là một cảm giác khó quên trong những ngày làm rẫy. Cơm trưa xong, nghỉ mát dưới bóng cây kơnia, cái gió Tây Nguyên làm vơi bớt cái nắng như thiêu như đốt làm cho người làm rẫy chìm vào giấc nghỉ trưa thanh bình và cái mệt nhọc của một buổi lao động nhờ đó cũng tan đi

Nguồn: http://vemaybaydihaiphonggiacucre.blogspot.com/

Thưởng thức rau rừng cá suối giữa cao nguyên đại ngàn

Lên Tây Nguyên không những bạn được thưởng thức những món ăn sơn hào hải vị mà còn có những món ăn dân dã như rau rừng cá suối, đảm bảo dưới bàn tay chế biến của những người dân nơi đây bạn sẽ khó có thể mà quên được. Hãy mau mau đến đặt vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột ngay thôi nào

Cá sông, cá biển được bày bán ở khắp các chợ hay siêu thị, riêng cá suối thì chỉ phải tự đi câu, đi lưới mới có. Nhà ai kiếm được nhiều cá cũng không đem ra chợ bán mà chia cho hàng xóm láng giềng một ít để lấy thơm, lấy thảo hương vị của rừng



Cá sông, cá biển thường phóng thật nhanh ra giữa dòng hay chỗ nước sâu khi có động hay thấy bóng người. Cá suối lại giấu mình dưới những tảng đá hay bụi cây cỏ gần bờ. Cậu bạn tôi mang dụng cụ bắt cá đi dọc bờ suối. Chỉ khoảng một tiếng sau, chiếc bọc xốp trên tay anh tôi đã nặng trĩu.

Khúc suối nào đẹp thì lội, khúc nào trắc trở thì lên bờ cũng thu thập được vài cái bắp chuối rừng, một ít đọt mây. Chúng tôi vô cùng sung sướng đi phát hiện một vạt đầy lá nhíp đỏ tươi, ngon mắt. Đừng Loại lá này chỉ ngon khi có màu đó. Còn chuyển sang màu xanh cũng là lúc nó chẳng còn hương vị gì


Sau khi đã gom được kha khá nguyên liệu cho món ăn, một bếp ăn dã chiến được nhen ngay bờ suối. Nhóm chúng tôi chia nhau nhặt rau, làm cá. Món rừng nấu càng đơn giản, càng ít vật liệu càng ngon nên chỉ sau 30 phút, trên tảng đá lớn bên bờ suối, ba món gồm đọt mây nướng, gỏi bắp chuối rừng, canh rau nhíp cá suối đã sẵn sàng để thưởng thức.

Dù đã ăn rất nhiều loại gỏi bắp chuối nhưng chắc chắn bạn chưa thấy đĩa gỏi nào lạ mắt như dĩa gỏi đó. Bắp chuối rừng có màu vàng nhạt, vị cũng chát hơn nhưng khi nhai lại giòn hơn, thơm hơn và không có cảm giác rin rít của nhựa chuối. Bên cạnh đó, không có nhiều loại gia vị nên cái ngon, cái lạ của loại nguyên liệu này càng nổi bật


Rời món gỏi bắp chuối chua chua, cay cay để thưởng thức món rau nhíp giòn vừa chin tới, phảng phát hương ngai ngái. Nước canh dù chẳng nêm tý bột ngọt nào nhưng ngọt như được nấu bằng loại xương heo ngon nhất. Sau vị chua của gỏi, vị ngọt của rau nhíp và nước canh, món cá suối chấm vào gói muối ớt vừa dai, vừa chắc, xương cá lại mềm, đưa đẩy cùng miếng muối ớt cay nồng, ngon lạ. Với lịch bay Hà Nội Sài Gòn chính hãng của Vietjetair bạn hoàn toàn cảm thấy thoải mái và tin tưởng cho chuyến hành trình sắp tới của mình nhé

Riêng món đọt mây thì đặc biệt nhất. Khi gọt lớp vỏ xù xì sẽ hiện ra một khúc chồi non trắng ngần, nướng trên bếp than vài phút là chin. Cắn miếng đầu tiên có vị đắng, tưởng như hơi khó ăn nhưng vị ngọt nhanh chóng lan toả, khiến bạn muốn cắn thêm miếng nữa, để vừa xuýt xoa vì đắng lại vừa khen ngợi vị ngọt vừa đâm ghiền lúc nào không biết

Thật tuyệt vời phải không nào các bạn. Rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn ở xứ sở Tây Nguyên này và đừng quên đến với đại lý V&V Booking các bạn nhé

Nguồn: http://vemaybaydihaiphonggiacucre.blogspot.com/

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Khám phá làng nghề dệt chiếu nổi tiếng Hoài Nhơn

Quy Nhơn không chỉ nổi tiếng với mảnh đất giàu truyền thống về võ cổ truyền mà nơi đây còn vô cùng nổi tiếng với nhiều làng nghề gia truyền, trong số đó phải điểm đến làng nghề dệt chiếu Hoài Nhơn. Hãy nhanh tay sắm cho mình vé máy bay Sài Gòn đi Quy Nhơn giá rẻ cùng gia đình, bạn bè để vi vu đến nơi đây khám phá thôi nào

Nếu bạn đã từng đến thăm thôn Công Thạnh thì sẽ thấy nơi đây bạt ngàn cây lát được bà con phơi bên lề đường, hầu như nhà nào cũng có từ 1- 2 khung dệt. Hộ có sẵn ruộng trồng lát thì có nguồn thu cao hơn người làm gia công hoặc mua nguyên liệu các nơi về dệt


Làng nghề dệt chiếu Hoài Nhơn đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người dân

Hiện nay, thôn Công Thạnh có hơn 400 khung dệt thủ công và 13 máy dệt chiếu công nghiệp. Người dân nơi đây giờ không dệt thủ công bằng tay nữa mà thay vào đó là dệt bằng máy bởi vì công suất dệt bằng máy nhanh gấp 4 lần dệt tay. Sản phẩm của hai cách dệt đều cho chất lượng và giá thành như nhau. Chiếu của làng hiện nay được tiêu thụ khắp vùng và lên tận Tây Nguyên

Trung bình mỗi năm, nơi đây sản xuất và bán ra thị trường khoảng từ 700- 800 ngàn mét vuông chiếu, giải quyết cho hơn 500 lao động nông dân của địa phương, tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Với lịch bay Hồ Chí Minh Đà Nẵng chính hãng Vietjetair mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn giải quyết được phần nào khi lựa chọn được những chuyến bay thích hợp lý tưởng nhất dành cho mình nhé


Nghề này tuy thu nhập không cao nhưng không vất vả dầm mưa dãi nắng; không đòi hỏi thời gian lao động; các thành viên trong gia đình đều có thể dệt được. Nhờ thuận lợi vậy nên nên thu nhập chung cho cả gia đình cũng tương đối ổn định. Đặc biệt, lớp người cao tuổi của làng vẫn sắt son với nghề dệt chiếu. Hàng chục người dệt cao niên đều có chung suy nghĩ "ông cha ngày xưa cũng sống chết với nghề, chúng tôi hôm nay cũng thế.

Các bạn hãy mau mau đến với chúng tôi để tìm kiếm những tấm vé máy bay giá rẻ để vi vu khám phá những làng nghề nổi tiếng ở mảnh đất Quy Nhơn đầy nắng và gió này nhé

Khám phá di tích điện thờ Tây Sơn Nam Kiệt ở Quy Nhơn

Nếu có dịp đến với Quy Nhơn Bình Định thì bạn đừng nên bỏ qua khu di tích lịch sử nổi tiếng ở nơi đây đó chính là điện thờ Tây Sơn Nam Kiệt với vé máy bay Sài Gòn đi Quy Nhơn giá siêu rẻ của V&V Booking cung cấp các bạn nhé

Điện thờ Tây Sơn Tam kiệt hiện nay, được xây dựng trên nền đình làng Kiên Mỹ xưa. Tương truyền ở đó là nền nhà cũ của ba thủ lĩnh Tây Sơn, đây cũng chính là nơi sinh ra ba anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ


Theo những tài liệu lịch sử cổ đại, sau khi khởi nghĩa Tây Sơn bước đầu giành được những thắng lợi vẻ vang, đem lại những quyền lợi thiết thực cho nhân dân lao động.Sau khi Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế đóng đô ở thành Đồ Bàn, nhân dân huyện Tuy Viễn đã góp công xây dựng ngôi nhà của ông bà Hồ Phi Phúc ngay trên nền nhà cũ để thờ ông bà và gọi đó là từ đường của ông bà Hồ Phi Phúc

Nhưng sau khi Nguyễn Ánh chiếm lại được Phú Xuân, đã tìm mọi thủ đoạn để trả thù phong trào nông dân Tây Sơn. Từ đường họ Hồ này cũng bị phá hủy , để tưởng niệm những vị anh hùng dân tộc, nhân dân địa phương lập nên ở đó một ngôi đình làng cao to bề thế gọi là đình làng Kiên Mỹ


Đình mượn cớ thờ thành Hoàng, nhưng những sắc phong thành Hoàng của các vua Nguyễn ban cho nhân dân lại đem ra thờ ở một ngôi miếu khác, còn tại đình kiên Mỹ nhân nhân bí mật ngụy trang để thờ ba anh em nhà Tây Sơn. Hàng năm đến ngày 15 tháng 11 âm lịch dân làng cúng giỗ “Ba ngài Tây Sơn”.

Thế nhưng đến năm 1946 đền bị thực dân Pháp đốt cháy; đến năm 1958 nhân dân huyện Bình Khê đóng góp công của xây dựng lại ngôi đình lấy tên Điện thờ “Tây Sơn Tam kiệt”, gắn liền với Điện thờ Tây Sơn là cây me cổ thụ và giếng nước được xây bằng đá ong với đường kính 0,5m.

Khu điện thờ Tây Sơn Tam kiệt nằm trong quần thể của Bảo tàng Quang Trung, mảnh đất long bàn hổ cứ, địa linh nhân kiệt, tại ngôi Điện, thờ ba vua và các tướng lĩnh phong trào Tây Sơn như : Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm


Điện Tây Sơn được khởi công trùng tu xây dựng lại tại làng Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định, được xây dựng trong khu quy hoạch của Bảo tàng Quang Trung và đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1979. Hiện nay chúng tôi - V&V Booking cung cấp rất nhiều chương trình khuyến mại xung quanh về lịch trình bay, giờ bay Đà Nẵng Hồ Chí Minh, mời các bạn đến tìm hiểu và tham gia nhiệt tình nhé

Mảnh đất Quy Nhơn này tuyệt vời lắm các bạn, nơi đây tự hào có bề dày truyền thống lịch sử nơi đây, là quê hương của bao vị anh hùng tài giỏi có nhiều công lao lớn trong việc bảo vệ đất nước và đánh đuổi giặc ngoại sâm. Không những vậy khi đến với Quy Nhơn bạn sẽ có cơ hội khám phá nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng vs nền ẩm thực phong phú

Nguồn: http://vemaybaydihaiphonggiacucre.blogspot.com/

Cùng nhau khám phá Bảo Tàng vua Quang Trung ở Quy Nhơn

Bảo tàng Quang Trung lưu giữ các hiện vật về những chiến tích của vua Quang Trung và trình diễn Nhạc võ Tây Sơn - một môn võ truyền thống của Bình Định. Từ thành phố Quy Nhơn, đi theo Quốc lộ 19 khoảng 45km, du khách sẽ đến bảo tàng Quang Trung ở thị trấn Phú Phong, mảnh đất quê hương của ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Cùng nhau đặt cho mình những tấm vé máy bay Sài Gòn đi Quy Nhơn với giá vô cùng hấp dẫn để đến khám phá bảo tàng cực kì nổi tiếng này nhé


Bảo tàng Quang Trung được hình thành trên chính nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ ở làng Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, nay thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, quần thể Bảo tàng Quang Trung – điện thờ Tây Sơn là khu Bảo tàng Danh nhân lớn nhất cũng là một trong những bảo tàng thu hút lượng khách đến tham quan du lịch học tập nhiều nhất trên đất nước ta hiện nay

Được khởi công xây dựng năm 1978 trên một khuôn viên rộng 95.000m² với lối kiến trúc vừa cổ kính, vừa hiện đại, bảo tàng Quang Trung là một không gian văn hoá bao gồm: khu vực bảo tàng, điện thờ Tây Sơn Tam kiệt, tượng đài Hoàng đế Quang Trung, nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn, nhà rông văn hoá các dân tộc Tây Nguyên...

Khu vực bảo tàng bao gồm 9 phòng trưng bày với những chủ đề khác nhau, lưu giữ hàng nghìn tư liệu, hiện vật quý xuyên suốt qua các thời kỳ phát triển của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung (1771 - 1789). Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc có công dẹp loạn trong nước và đánh đuổi quân xâm lược. Năm 1788, ông thống lĩnh đại quân từ Phú Xuân (Huế) hành quân 35 ngày đêm ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long


Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế hiệu là Quang Trung. Đến với bảo tàng Quang Trung, du khách sẽ được nghe thuyết minh, giới thiệu về những chiến tích lẫy lừng và chiêm ngưỡng những hiện vật quan trọng in đậm chiến công hiển hách của các vị anh hùng áo vải như trống trận, cồng chiêng, ấn tín hay 18 loại binh khí thô sơ giúp nghĩa quân Tây Sơn đi từ chiến thắng 5 vạn quân Xiêm trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút đến trận đánh 29 vạn quân Thanh. Trên các bức tường còn khắc ghi tên, tuổi, quê quán của các quan văn, quan võ dưới triều đại Tây Sơn. Ngoài ra du khách còn được ngắm sắc phục đã được lưu giữ hàng trăm năm qua của các vị quan này.

Sau khi vượt qua cầu Cảnh, du khách sẽ đến điện thờ Tây Sơn Tam kiệt và các văn thần võ tướng nhà Tây Sơn được xây dựng trên chính ngôi nhà thuở sinh thời của ba anh hùng áo vải. Nơi đây ba anh em nhà Tây Sơn cất tiếng khóc chào đời, lớn lên và trở thành những lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn. Đây cũng chính là nơi thờ thân sinh của ba anh em nhà Tây Sơn là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng. Điện Tây Sơn tuy nhỏ nhưng trang nghiêm


Trước sân rộng có cổng tam quan, tiếp đó là nhà bia ghi công lao của Quang Trung - Nguyễn Huệ viết bằng chữ quốc ngữ. Chính điện gồm ba gian, gian giữa thờ Quang Trung - Nguyễn Huệ, có bức tranh ông cưỡi ngựa đặt trong khung kính, gian bên trái thờ Nguyễn Nhạc, gian bên phải thờ Nguyễn Lữ. Hai đầu hồi là ban thờ các văn thần võ tướng nhà Tây Sơn như: Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Trần Văn Kỷ… Hiện nay trong khu vườn cũ của gia đình anh em Tây Sơn vẫn còn lại hai di tích cực kỳ quý giá là cây me cổ thụ và giếng nước xưa, tương truyền có từ thời Hồ Phi Phúc.

Cây me cổ thụ nằm bên trái điện Tây Sơn cành lá xum xuê che mát cả một góc vườn, có chu vi gốc cây tới 3,5m. Bên phải điện Tây Sơn là giếng nước, đường kính 0,9m, trước đây xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ. Sau này dân làng vét sâu thêm và xây thành giếng cao hơn mặt đất 0,8m để làm giếng chung cho cả làng. Tới đây, du khách có thể ngồi nghỉ dưới gốc cây me, múc nước giếng mát uống để tăng thêm nhuệ khí hào hùng như những người anh hùng thuở trước. Hiện nay, chúng tôi cung cấp những lịch bay hà nội sài gòn chính hãng Vietjetair cung cấp cho các bạn tha hồ lựa chọn chuyến bay phù hợp nhất với mình nhé


Một điều mà du khách không thể bỏ qua khi đến với bảo tàng Quang Trung là thưởng thức nhạc võ Tây Sơn với một bộ 12 trống tượng trưng cho 12 con giáp. Một bài trống gồm ba hồi: xuất quân xung trận, hãm thành và ca khúc khải hoàn. Khi nghe bài trống này, du khách sẽ cảm thấy cảnh mưa rào thác đổ, khi nhặt khi khoan, khi dồn dập bức tim, khi hào hùng phấn chấn. Tương truyền ngày xưa, nhạc võ được đánh để kích thích tinh thần của nghĩa quân Tây Sơn. Ngoài ra, du khách còn được xem những màn biểu diễn võ cổ truyền độc đáo, thưởng thức văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với nhiều tiết mục múa đặc sắc, gợi nhớ lại những ngày đầu anh em nhà Tây Sơn khởi nghiệp từ vùng thượng đạo An Khê

Về thăm Bảo tàng Quang Trung, du khách sẽ như được ngược dòng lịch sử để sống với tinh thần thượng võ, anh hùng, nghĩa hiệp, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, giữ gìn quê hương, đất nước qua lịch sử oai hùng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và những chiến công hiển hách, lừng lẫy của Quang Trung – Nguyễn Huệ

Hàng năm cứ vào ngày 5/1 âm lịch, nhân dân quanh vùng lại tụ hội về bảo tàng để làm lễ tưởng niệm người anh hùng dân tộc Quang Trung

Đại lý V&V Booking luôn tự hào là người bạn đồng hành tin cậy của bạn trên những chặng đường khám khá du lịch tại mảnh đất võ Bình Định tuyệt vời này nhé các bạn

Nguồn: http://vemaybaydihaiphonggiacucre.blogspot.com/