Lễ tạ ơn của người dân tộc Jrai được tổ chức một lần trong cuộc đời mỗi người để trả ơn công lao cha mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng hoặc những người có ân nghĩa với gia đình. Đây là một tập tục quý, mang bản sắc riêng của người Jrai được lưu truyền cho đến hôm nay. Hãy cùng đại lý V&V Booking đặt vé máy bay Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ để tìm hiểu kĩ hơn về lễ tạ ơn này nhé

Đối với người Jrai, bất cứ chàng trai, cô gái nào lập gia đình đều phải tổ chức lễ tạ ơn cha mẹ, chiêu đãi họ hàng. Khác với các lễ bỏ mả, cầu mưa... là cả làng cùng góp công sức để làm thì lễ tạ ơn chỉ tổ chức theo từng hộ gia đình. Lễ này diễn ra trong 2 ngày, ngày thứ nhất chung vui với họ hàng gần xa, ngày thứ 2 tổ chức nhỏ hơn chỉ có những người thân trong gia đình.
Không biết phong tục này có tự bao giờ không thể nhớ được, chỉ biết rằng khi các chàng trai cô gái trong làng lập gia đình thì trước sau gì cũng phải làm lễ tạ ơn cha mẹ hai bên. Trong ngày lễ tạ ơn, gia đình sẽ làm thịt một con gà, một con heo hoặc bò để mời họ hàng cùng đến ăn uống. Sau đó, thịt chia cho mỗi người đến dự mang về. Tùy theo kinh tế của mỗi gia đình mà xẻ thịt heo, bò to hay nhỏ, riêng gà phải nhỏ

Thông thường các lễ khác do thầy cúng chủ trì còn lễ tạ ơn giao cho bà mối chủ trì. Lễ này được thực hiện trong nhà, mời cha mẹ hai bên cùng vào nhà (vì đây là lễ tạ ơn cha mẹ của đôi vợ chồng). Họ ngồi giữa nhà, xung quanh rượu ghè, thịt gà và thịt heo được chuẩn bị sẵn. Sau đó, bà mối (chủ hôn) của đôi vợ chồng tuyên bố lý do có cuộc gặp, chủ yếu là nói về công lao của cha mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng vất vả như thế nào.
Sau đó, đôi vợ chồng tặng quà cho cha mẹ (thường là bộ quần áo truyền thống). Tiếp theo, bà mối rót rượu mời từ cha mẹ hai bên cho đến đôi vợ chồng uống. Xong lượt, họ bắt đầu rót rượu mời lại bà mối. Kết thúc nghi lễ mọi người cùng ăn thịt heo, uống rượu ghè, trò chuyện vui vẻ...
Để cho bữa tiệc thêm phần vui thì chủ nhà kiếm một phần thịt cho bà mối làm vốn và vài ghè rượu. Bà mối mời ai uống rượu của mình thì người đó phải để lại tiền, tùy theo tấm lòng của mỗi người cho bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu, ngược lại các bà mối đưa thịt cho họ và cứ như thế cuộc vui kéo dài đến ngày hôm sau

Trong ngày lễ báo hiếu, phần vui nhất là rượu của các bà mối, ở đó lúc nào cũng nhộn nhịp tiếng cười, tiếng hát khan. Ông Puih Blit (xã Ia Dêr) cho biết: Thiếu phần đó như thiếu một cái gì rất khó tả. Tục lệ này đã ăn sâu vào máu thịt của người Jrai qua bao thế hệ và lưu truyền mãi cho đến bây giờ
Theo ông Ksor Dâu, lớp trẻ bây giờ tổ chức lễ tạ ơn cha mẹ tốn nhiều quá, lại lãng phí nữa… Nhưng, cũng dễ hiểu thôi vì thời ông sống khác so với giờ nhiều quá. Nhờ có sự quan tâm của Đảng, của nhà nước, người Jrai ở đây đã biết thâm canh cây cao su, cà phê đem lại thu nhập ổn định, cả xã không còn đói, nghèo như ngày xưa nữa. Nhà nào cũng có xe máy, ti vi, nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên... cuộc sống đã khá hơn, đời sống tinh thần vì thế cũng được nâng cao hơn
Trải qua nhiều thế hệ tuy hình thức tổ chức lễ tạ ơn đã thay đổi ít nhiều nhưng vẫn thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với các bậc sinh thành. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm về giờ bay, lịch bay Hồ Chí Minh Hải Phòng chính hãng Vietjetair do đại lý V&V Booking cung cấp cho các bạn khi đến với Hải Phòng nhé
Nguồn: http://vemaybaydihaiphonggiacucre.blogspot.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét