Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Cùng lên xứ Buôn thưởng thức đặc sản rượu cần Tây Nguyên

Rượu cần là đồ uống thường xuyên, phổ biến và bất biến của các cư dân bản địa Tây Nguyên. Uống rượu cần trở thành phong tục, có nguồn gốc khá lâu đời, thành nét văn hóa đặc trưng trong đời sống

Chính vì sự tò mò của nhiều du khách không biết hương vị của Rượu cần như thế nào, nên rất nhiều du khách đã không ngần ngại đến nơi đây thưởng thức với vé máy bay vietjetair Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột

Ðể có được ché rượu thơm ngon phải làm khá nhiều công việc như chuẩn bị men, vò sành, vật liệu làm rượu... Men rượu họ thường tự làm lấy. Người ta dùng một loại cây (lá, vỏ, rễ ) phơi khô, sau đó giã nhuyễn ra như bột, đem trộn với bột gạo, cho một ít nước rồi gói lại thành một nắm lớn bằng cái bát, ủ cho đến khi mốc trắng là được


Nguyên liệu tốt nhất là gạo và kê. Loại này thường có nồng độ cao, không gây đau đầu, ít bị hỏng.

Ðể làm được rượu, trước tiên nấu chín nguyên liệu, rồi tãi ra để nguội. Nếu trời lạnh, người ta chờ cho hơi nguội là rắc men đã được tán mịn trộn đều. Chọn lấy một cái ché sao cho lượng vật liệu đưa vào vừa đủ. Khi đưa vào ché phải theo nguyên tắc xếp lớp, cứ một lớp nguyên liệu lại một lớp trấu.

Sau cùng, người ta bịt kín miệng ché bằng một tàu lá chuối, ủ đến ngày thứ 3 là có thể dùng được. Tuy nhiên, ủ càng lâu, rượu càng có nồng độ cao. Việc trộn trấu đòi hỏi phải có tay nghề, vì trấu có tác dụng làm cho cần rượu không bị tắc khi cắm vào bình


Rượu ngon là loại rượu có mầu vàng đục như mật, khi rót ra rượu chảy không bị đứt đoạn, sờ vào thấy hơi dính, có mùi thơm ngây ngất, nồng nồng.

Uống rượu cần là nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của các dân tộc ở Tây Nguyên. Vào những dịp hội lễ, gia đình nào cũng tổ chức uống rượu, lớn thì cả làng tham dự, nhỏ thì vui trong gia đình.

Nói đến uống rượu cần là phải nói đến cái cần rượu. Cần được làm từ một thân cây họ tre - trúc, gọi là drao, được khéo léo xuyên thủng từ đầu này đến đầu kia, một đầu được vát nhọn và chạm lỗ sao cho khi hút ống không bị tắc


Cách uống hoàn toàn phụ thuộc vào hình thức của nghi lễ. Nếu là lễ cúng, người ta thường dùng một cần, rồi lần lượt hút, từ già đến trẻ, từ phụ nữ đến đàn ông, nối tiếp nhau liên tục. Người uống trước không được buông cần khi chưa có người thay thế. Ðiều này có ý nghĩa như là một sự kế tục của gia đình, dòng họ từ đời này qua đời khác, như là sự kế tục thay thế trong tục "Chuê nuê" nối nghĩa vợ chồng. Trường hợp uống vui, bạn hữu lâu ngày gặp nhau, thì có thể cùng lúc sử dụng nhiều cần.

Ðiều nên tránh trong khi uống rượu là làm vỡ ché, gãy cần. Vì điều đó được coi là sẽ đem lại sự xui xẻo. Ðặc biệt không được buông tay cầm cần khi chưa có người thay thế


Rượu cần Tây Nguyên là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách

Nếu có dịp lên Tây Nguyên, nhất là những độ Xuân về, bạn sẽ chứng kiến từng đoàn người tấp nập đi trảy hội, bạn sẽ được nghe âm thanh của cồng chiêng vang khắp buôn rẫy và chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức hương vị rượu cần thơm ngọt, cay nồng của núi rừng Tây Nguyên

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét